TIN TỨC KHÁC TIN TỨC KHÁC

Các giải pháp tăng cường về PCCC và CNCH phù hợp đối với cơ sở
Ngày đăng 07/11/2023 | 14:51  | Lượt xem: 606

3.1.1. Về ngăn cháy lan.

- Cầu thang bộ, giếng thang máy đi từ tầng hầm, tầng nửa hầm lên phải được ngăn cháy, ngăn khói với khu vực xung quanh.

- Phòng đặt máy phát điện dự phòng, máy biến áp (nếu có), phòng kỹ thuật điện chung đặt trong nhà phải được ngăn cháy với khu vực xung quanh (vách, cửa ngăn cháy). Trục kỹ thuật điện, mương, cáp điện đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy phải được chèn bịt bằng vật liệu ngăn cháy.

- Sử dụng các loại vật liệu không cháy hoặc khó cháy trên đường thoát nạn, lối thoát nạn, các lối thoát khẩn cấp hoặc khu vực lánh nạn tạm thời. Khuyến khích sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy để hoàn thiện, trang trí tường và trần (bao gồm cả tấm trần treo, nếu có), vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn trong các căn hộ, nhất là tại khu vực sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

- Khu vực để ô tô, xe máy (tầng hầm, nửa hầm, tầng 1…) phải được ngăn cháy với khu vực ở, cầu thang bộ, thang máy của nhà và có lối thoát nạn riêng; bố trí ô tô, xe máy phải bảo đảm đúng số lượng, vị trí quy định, ngăn cách với nguồn lửa, nguồn nhiệt.

3.1.2. Về thoát nạn

- Lối ra thoát nạn tại tầng 1 được thoát trực tiếp ra ngoài nhà, trường hợp:

+ Thoát qua sảnh chung tầng 1 thì khu vực này không được bố trí đồ đạc, hàng hóa, vật dụng dễ cháy.

+ Thoát qua khu vực có công năng khác (gara để xe, kinh doanh…), phải có giải pháp ngăn cháy (kết cấu vách, cửa ngăn cháy) với khu vực trên thành hành lang thoát nạn an toàn và đảm bảo chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 0,8 m, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 1,9 m. Trường hợp không thực hiện được (do kinh doanh kín ở tầng 1) phải có: (1) Giải pháp ngăn cháy lan, khói lan qua cầu thang như mục 7 ở trên hoặc sử dụng buồng thang; (2) có báo cháy tự động ở khu vực kinh doanh; (3) mỗi tầng trên cần có lối thoát nạn khẩn cấp.

- Cửa đi trên lối ra thoát nạn tại tầng 1 sử dụng cửa bản lề, trường hợp lắp đặt cửa cuốn, cửa trượt thì phải sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở nhanh, có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.

- Trên đường thoát nạn, cầu thang thoát nạn không bố trí lắp đặt các vật dụng, thiết bị nhô ra khỏi mặt tường, gương soi; đường thoát nạn phải được chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, ưu tiên sử dụng các giải pháp chiếu sáng tự nhiên qua các ô cửa theo các tầng hoặc lấy sáng từ trên mái.

- Bố trí lối ra khẩn cấp:

+ Qua ban công hoặc lôgia các tầng; lối lên sân thượng hoặc mái dẫn đến khu vực lánh nạn tạm thời; lối ra trực tiếp qua các ô cửa sổ mà mép dưới cửa sổ.

+ Cửa trên lối ra khẩn cấp cần mở được từ phía bên trong nhà mà không cần chìa hoặc thao tác phức tạp. Tuyệt đối không khóa kín bằng lồng sắt mà không có ô cửa mở được.

+ Tại các lối ra khẩn cấp (nhà chưa bảo đảm đủ số lượng lối thoát nạn, cầu thang trong nhà loại 2) cần trang bị các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khẩn cấp như thang kim loại, thang dây, ống tụt hoặc dây thoát hiểm hạ chậm...

+ Qua lối ra mái, sân thượng của nhà (thang bộ, thang P1), khu vực mái, sân thượng của nhà đảm bảo thông thoáng không được bố trí đồ đạc, hàng hóa, vật dụng dễ cháy và ngăn cháy với khu vực tầng dưới của nhà. Khu vực sân thượng, mái có bố trí lồng sắt phải có ô cửa mở được và có phương án bố trí thoát nạn sang khu vực công trình lân cận.

- Nhà có chiều cao từ 03 tầng trở lên bố trí cầu thang bộ loại 2 cần có giải pháp kỹ thuật bổ sung để chống nhiễm khói, lửa vào cầu thang, như:

+ Có giải pháp ngăn cách khu vực nguy hiểm cháy cao như để xe, kho hàng … với cầu thang bộ loại 2 bằng tường, vách, màn ngăn cháy … có giới hạn chịu lửa EI 45 và có báo cháy tự động tại các khu vực kinh doanh, để xe, kho hàng …; hoặc

+ Cửa của căn hộ, phòng kỹ thuật trên các tầng thông với hành lang thoát nạn dẫn đến cầu thang bộ cần sử dụng cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiếu EI 30 có báo cháy tự động tại các khu vực kinh doanh, để xe, kho hàng … và các căn hộ ở phải có lối ra khẩn cấp như trên đã nêu.