TIN TỨC KHÁC TIN TỨC KHÁC

Một số yêu cầu kỹ thuật về an toàn cháy được kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí đối với nhà có đặc điểm sử dụng tương tự nhà chung cư quy định tại QCVN 06:/BXD và trang bị phương tiện PCCC theo TCVN 3890
Ngày đăng 07/11/2023 | 14:50  | Lượt xem: 305

a. Yêu cầu về an toàn cháy

TT

Nội dung

Tiêu chuẩn, quy chuẩn

Ghi chú

QCVN 06:2010/BXD

QCVN 06/BXD (phiên bản 2020, 2021, 2022)

1

Đường giao thông

Điều 5.5 Phải đảm bảo đường cho các xe chữa cháy tiếp cận đến các nhà ở và công trình công cộng, đường và bãi đỗ cho xe thang hoặc xe có cần nâng để có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao

Điều 6.2

- Đối với nhà có chiều cao PCCC <15m không yêu cầu bãi đỗ, tuy nhiên phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m.

- Đối với nhà có chiều cao PCCC đến 28m: Không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà có số người sử dụng trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 50 người và khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18 m

- Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 28m phải bố trí bãi đỗ đảm bảo tiếp cận tối thiểu theo toàn bộ chiều dài của một mặt nhà của công trình

 

2

Khoảng cách an toàn PCCC

Xác định theo bảng E1 của QC 06, trường hợp không đảm bảo có thể áp dụng xây tường ngăn cháy loại 1 để giảm khoảng cách an toàn PCCC

Xác định khoảng cách an toàn PCCC giữa các công trình theo quy định tại E.1, E.2 hoặc xác định khoảng cách an toàn đến đường ranh giới theo quy định tại E.3 (phụ lục E3).

 

3

Số lối thoát nạn của tầng nhà

Khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên) thì phải có 02 lối ra thoát nạn. Trường hợp tổng diện tích nhỏ hơn 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn cấp đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn theo phiên bản QCVN 06:/BXD.

 

4

Lối ra thoát nạn tại tầng 1

- Đối với buồng thang bộ loại N1 phải có lối ra ngoài trực tiếp

- Các buồng thang bộ ở tầng 1 phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề ngôi nhà hoặc qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi.

Lưu ý: Cho phép bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua tiền sảnh chung đối với các nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m, diện tích mỗi tầng không quá 300 m2, có số người sử dụng ở mỗi tầng tính lớn nhất theo thiết kế được duyệt, khi thiết kế không chỉ rõ giá trị này, số lượng người lớn nhất được tính bằng tỉ số giữa diện tích sàn của phòng, của tầng hoặc của nhà chia cho hệ số không gian sàn (m2/người) quy định tại Bảng G.9 không vượt quá 50 người và toàn bộ nhà được bảo vệ hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy định hiện hành.

 

5

Chủng loại thang bộ

- Đối với nhà cao từ 03 tầng trở lên có bố trí hành lang giữa sử dụng làm đường thoát nạn thì cầu thang bộ tiếp giáp hành lang giữa phải được ngăn cháy, lắp đặt cửa chống cháy tự đóng để bảo đảm tiêu chí buồng thang bộ kín phục vụ thoát nạn;

- Trường hợp nhà có chiều cao PCCC >28m phải thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 hoặc buồng thang thay thế đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn theo phiên bản QCVN 06:2020, 2021, 2022.

 

6

Giải pháp chống tụ khói

Căn cứ mục D2 phụ lục D QCVN 06: Đối với nhà có chiều cao PCCC >28m phải trang bị hệ thống hút khói hành lang, giải pháp tăng áp buồng thang bộ không nhiễm khói

 

7

Ngăn chặn cháy lan, khói lan

Giữa phần nhà dùng làm gara để xe và phần nhà để ở phải được ngăn cách với nhau bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 (tường gạch, tường bê tông, sàn bê tông hoặc bộ phận ngăn cháy khác đáp ứng yêu cầu giới hạn chịu lửa), nghĩa là cầu thang bộ, thang máy phải được ngăn cách với khu để xe, và không được có các lỗ thông tầng từ tầng để xe lên các tầng trên.

 

8

Lối lên mái

Các nhà từ 2 tầng trở lên với chiều cao từ 10 m bố trí lối ra mái trực tiếp từ buồng thang bộ, cầu thang bộ loại 3 hoặc qua thang chữa cháy P1 (như thang sắt đứng) theo quy định tại Điều 6.6 QCVN 06:2022/BXD. Khu vực này cần bố trí khoảng sân thoáng, có lan can chống rơi, ngã (không bố trí kín, chuồng cọp) và có giải pháp ngăn cháy, chống tụ khói để có thể sử dụng làm vùng an toàn, khu vực lánh nạn tạm thời chờ cứu nạn cứu hộ.

 

 

b. Trang bị phương tiện PCCC

TT

Nội dung

Tiêu chuẩn

Ghi chú

TCVN 3890:2009

TCVN 3890:2023

1

Trang bị báo cháy tự động

Báo cháy tự động đối với nhà cao từ 7 tầng

 

Hệ thống báo cháy tự động cho nhà cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2 500 m3 trở lên (Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 5 tầng và khối tích nhỏ hơn 5 000 m3, Các thiết bị báo cháy cục bộ khi được lắp đặt trong cùng một nhà và công trình phải được liên kết với nhau, đảm bảo tất cả cùng phát tín hiệu báo cháy khi có một thiết bị được kích hoạt)

 

2

Trang bị chữa cháy tự động

Hệ thống chữa cháy tự động đối với nhà có chiều cao PCCC từ 25 m

Chữa cháy tự động đối với nhà có chiều cao PCCC từ 25m hoặc diện tích từ 10 000 m2 trở lên

 

3

Trang bị họng nước chữa cháy trong nhà

Họng nước chữa cháy trong nhà đối với nhà từ 5 tầng (trong nhà ở gia đình từ 7 tầng trở lên; nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống từ 5 tầng trở lên)

Họng nước chữa cháy trong nhà đối với nhà có từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên (lưu ý Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động)

 

4

Trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải trang bị như với nhà chung cư, nhà ở tập thể (trong đó được phép sử dụng cấp nước chữa cháy ngoài nhà từ trụ nước chữa cháy, ao hồ tự nhiên hoặc các bể nước trong bán kính 200 m)

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đối với nhà có từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000 m3 trở lên (trong đó được phép sử dụng cấp nước chữa cháy ngoài nhà từ trụ nước chữa cháy, ao hồ tự nhiên hoặc các bể nước trong bán kính 200 m)

 

5

Trang bị phương tiện cứu người, dụng cụ chữa cháy thô sơ

Phương tiện cứu người đối với nhà có chiều cao từ 25m và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị (việc trang bị loại phương tiện do cơ quan CS PCCC quyết định)

- Đèn chỉ dẫn thoát nạn, chiếu sáng sự cố

- Phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ

- Bình chữa cháy xách tay;

Phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ (1 bộ dụng cụ phá dỡ thô sơ gồm:

+ Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao);

+ Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt, dài 100 cm);

+ Búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5kg, cán dài 50 cm);

+ Kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60 kg);

- Bình chữa cháy xách tay;

- Khuyến khích việc trang bị mặt nạ lọc độc

 

            c. Yêu cầu khác trong quá trình sử dụng:

- Đối với việc sạc xe điện đặt tại khu vực để xe trong nhà, công trình:

+ Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:

++ Các tủ điện, thiết bị điều khiển và cấp nguồn cho trạm sạc phải được ngăn cháy với khu vực có nguồn lửa nguồn nhiệt.

++ Bố trí vị trí sạc cho xe điện ngăn cách với khu vực để xe sử dụng động cơ khác (ngăn cách bằng hành lang, lối đi hoặc không gian trống không có tải trọng cháy...).

++ Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pinbộ sạc bên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt.

+ Trong quá trình sạc điện phải có người thường trực và thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; khuyến cáo không nên sạc điện qua đêm. Cần bố trí cầu dao điện, áptômat, cầu chì... tại tủ điện cấp nguồn cho xe điện đảm báo đóng ngắt bằng tay khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

+ Về giải pháp chống tụ khói: Thực hiện theo quy định Phụ lục D QCVN 06.

+ Về trang bị phương tiện PCCC phải phù hợp với yêu cầu trang bị của nhà và công trình tại TCVN 3890. Lưu ý trang bị, bố trí các phương tiện chữa cháy ban đầu (bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy xe đẩy, bình cầu treo...) tại các vị trí đảm bảo thuận tiện thao tác trong quá trình chữa cháy.

- Đối với việc sử dụng điện:

+ Đảm bảo duy trì nguồn điện cấp cho hệ thống PCCC khi xảy ra cháy, nổ. Cần bố trí cầu dao điện, áptômat, cầu chì, rơ le... làm thiết bị đóng cắt nguồn điện tại phòng có người trực đảm bảo ngắt điện khi có sự cố cháy nổ (ngắt nguồn điện sinh hoạt khi có sự cố cháy).

+ Chủ cơ sở, chủ căn hộ thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh đối với các thiết bị điện có nguy cơ cháy nổ cao như: điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt, lò sưởi... Không để các đồ dung, vật dụng, chất dễ cháy gần các thiết bị này.